Cây cảnh phong thủy là một thành phần không thể thiếu trong trang trí nhà ở của một ngôi nhà. Bạn nên chọn cây trang trí làm cho ngôi nhà trở nên mát mẻ, dễ chịu thì cũng nên nghỉ tới yếu tố phong thuỷ. Cây cảnh phong thuỷ ngoài việc mang lại giá trị thẩm mỹ, tinh thần vui vẻ cho các thành viên trong ngôi nhà còn mang đến may mắn, tài lộc và bình an cho bạn.
Vậy thì chọn cây cảnh phỏng thuỷ nào để trang trí cho ngôi nhà?
Chúng tôi xin giới thiệu 5 loại cây phong thuỷ được sử dụng phổ biến hiện nay, đa số phù hợp với ngôi nhà của ban.
1. Cây kim tiền
Cây kim tiền là loại cây cảnh được nhiều người lựa chọn.
Cây có một số tên gọi khác như kim tiền phát lộc, cây phát tài, kim phát tài.
Cây kim tiền là đại diện cho sự may mắn, phú quý, mang lại tài lộc cho gia chủ. Nếu nói đến phong thủy, kim tiền là loại cây kết hợp cả ba yếu tố Thuỷ- Thổ- Kim . Vì thế cây được nhiều người ưa thích và trồng trong nhà để trang trí.
Lá cây kim tiền phong thủy có viền tròn nên mang tính âm thích hợp trong việc trang trí nhà cửa hiện đại- theo phong thủy đây là tính dương. Vì thể cây kim tiền có thể điều hoà sự cân bằng trong không gian.
Bên cạnh ý nghĩa phong thuỷ, cây kim tiền có khả năng hấp thụ chất bụi bẩn trong không khí, đem lại không gian thoáng mát, không khí trong lành.
Cây kim tiền được trồng và chăm sóc như thế nào?
Vị trí thích hợp nhất để đặt cây kim tiền là sau cửa kính, nơi ánh sáng có thể chiếu khoảng 40-60% và thời gian chiếu từ 3-4h/ ngày. Mỗi tháng đưa cây ra ngoài một lần, đặt dưới bóng cây to trong vài tiếng đồng hồ để cây quang hợp. Dành thời gian để lâu lá cây để đẹp xanh. Cây kim tiền thích hợp để trong điều kiện mát mẻ, nhiệt độ từ 18-26 độ C là phù hợp nhất. Có thể phát triển dù trong môi trường sử dụng điều hoà. Dưới 15 độ C cây sẽ ngủ đông và dưới 5 độ C rất dễ chết.
Khi chăm sóc cây cảnh phong thuỷ Kim tiền cần chú ý đến việc Tưới nước 1-2 lần/ tuần, mỗi lần lượng nước khoảng 500-800ml. Cứ mỗi khi thấy đất trong chậu có màu khô trắng thì phải tưới đầy đủ, đúng tiêu chuẩn. Còn nếu trông vẫn màu mỡ thì không cần tưới. Nếu trồng cây trong môi trường điều hoà, lượng nước cần tưới sẽ giảm bớt. Không tưới vào lá cây và nhớ kiểm tra sự thoát nước dưới đáy chậu.Nếu tưới quá nhiều và một cách liên tục cây sẽ bị chết hoặc héo lá từ từ vì ngập úng, cây không chịu được nước nhiều. vì vậy bạn nên tưới cây 1 lần đến 2 lần trong 1 tuần.
Nên Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân nhất chậm, phân vi sinh,… để bón cho cây khi lá cây xấu yếu. Thời gian từ 3-4 năm thay chậu cây và ⅓ lượng đất để làm kết cấu mới cho đất
Chọn mua cây cảnh phong thuỷ kim tiền như thế nào ?
Tùy vào không gian mà bạn nên chọn cây có chiều cao thích hợp trong tầm độ cao từ 60 cm đến 80 cm. Giai đoạn này cây sống khoẻ nhất. Chọn cây có dóng cao đều , có lá non, lá già, lá thấp từ bên ngoài, lá cao từ bên trong, Lá không rách, không cong. Nên chọn cây có độ rộng tán từ 450 đến 60 cm .
Đối với bầu cây, nên chọn cây có bầu không bị vỡ ,giá thể không bị sáo trộn, giá thể xốp, thoát nước tốt.
Chọn chậu : Tùy vào độ lớn của bầu mà chọn chậu cho cây. Nên chọn chậu có miệng rộng hơn so với đường kính của bầu cây từ 8 cm- 10 cm để giúp cho cây có đủ lượng đất ăn lâu dài. Nên chọn chậu cao vì trồng kim tiền trong chậu cao sẽ giúp tổng thể chậu sang trọng hơn. Màu chậu phụ thuộc vào sở thích của bạn hoặc mệnh tuổi của bạn.
2. Cây kim ngân
Ý nghĩa phong thuỷ
Cây Kim Ngân mang lại ý nghĩa đặc biệt trong phỏng thủy. Đó là sự giàu có, thịnh vượng, tiền tài, may mắn, hạnh phúc cho chủ của nó. Đặc biệt, Kim Ngân có 5 lá tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Chúng giúp cho căn nhà duy trì được sự ổn định và hài hòa. Theo các chuyên gia phong thủy, cây giúp cân bằng các nguồn năng lượng, chi phối tài chính của bạn.
Ý nghĩa khoa học
Cây kim ngân là một loại cây phong thuỷ nhưng cũng là một loại cây đáng được trồng và chăm sóc trong ngôi nhà bạn. bởi vì nó có tác dụng đuổi muỗi rất tốt, thanh lọc không khi và góp phần đáng kể tạo ra không gian xanh mát, thư giãn. Cây cảnh phong thuỷ kim ngân rất dễ chăm sóc do khả năng chịu nóng, hạn của cây tương đối tốt. Bạn không cần chăm sóc nhiều mà chỉ tưới cây khoảng 1 lần / tuần để cây xanh tốt với lượng nước tưới ít vừa phải. Việc thường xuyên tưới nước hay tưới quá nhiều mỗi lần thực sự không được khuyến khích vì có thể làm hỏng rễ cây, gây chết cây một cách tức tưởi. Vì vậy, mỗi tuần nhớ kiểm tra xem đất có ướt quá không, phải để đất khô nước giữa các lần tưới, nhưng cũng phải khéo đừng để khô quá, nghệ thuật ở đây là vừa đủ.
Mỗi năm nên dành thời gian thay đất cho cây Kim ngân, đất mới thì nhiều dưỡng chất hơn, vì đất cũ đã bị hút hết rồi. Dù có thể bón phân thêm nhưng khuyên không nên làm vậy.
Một số vấn đề gặp phải khi chăm sóc cây cảnh phong thuỷ Kim Ngân và cách xử lý
- Cây Kim ngân bị vàng lá là dấu hiệu của việc tưới quá nhiều nước, vì vậy nên để cho đất ráo nước rồi mới tưới lần kế tiếp, tưới liên tục trong tình trạng lá bị vàng sẽ làm tình hình ngày càng tồi tệ.
- Không đủ độ ẩm thì lá cây Kim ngân sẽ chuyển sang màu nâu, lúc nãy hãy tăng độ ẩm lên, đồng thời cung cấp đủ nước cho cây. Kim ngân cũng rất nhạy với thay đổi nhiệt độ-
- Nếu bạn di chuyển cây Kim ngân quá thường xuyên thì cây sẽ bị tình trạng này, như một cô gái khó chịu, cây sẽ phản kháng bằng cách rụng lá nếu bạn liên tục đặt cây từ chỗ này qua chỗ khác. Vậy nên đừng di chuyển nó quá nhiều. Trường hợp cây mới mua về mà bị rụng lá thì cũng đừng lo quá, chỉ là dấu hiệu của việc bị di chuyển thôi.
3.Cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan hay còn gọi là cây phát tài.
Đây là cũng là cây cảnh phong thuỷ được nhiều người lựa chọn để trang trí nhà ở.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây thiết mộc lan:
- Theo phong thủy, Thiết Mộc Lan được cho là mang đến may mắn cho gia chủ về tài lộc và tiền bạc, nhất là khi cây ra hoa báo hiệu tiền tài sắp đến.
- Khi mua cây Thiết Mộc Lan, người ta thường tính theo số cành hoặc chậu. Trong đó, 2 cành thì tượng trưng cho sự vẹn tròn, may mắn trong tình yêu; 3 cành tượng trưng cho hạnh phúc; 5 cành đại diện cho sức khỏe; 8 cành cho phát tài phát lộc và 9 cành cho hạnh phúc viên mãn, tài lộc dồi dào… Do đó, khi mua thiết mộc lan về trồng, tùy vào mong muốn của mỗi người mà lựa chọn số cành phù hợp.
Ngoài ra, nếu đặt cây theo hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà, cây sẽ đại diện cho hành Mộc mang lại may mắn cho gia chủ.
Ngoài ý nghĩa phong thuỷ, cây thiết mộc lan còn đem lại không gian làm việc đẹp, không gian sống xanh , tạo nên sự vui vẻ, hoà nhã cho mọi người. cây còn có khả năng lọc bụi, góp phần đem đến một môi trường sống và làm việc tốt cho mọi người.
Cách chăm sóc cây thiết mộc lan
Để cây có thể thích nghi sống trong nhà, ngay từ khi mới mua cây về, sau 4-5 ngày bạn lại mang cây ra ngoài trời khoảng 3-4 ngày. Mỗi tuần làm 1 lần để cây có thể thích ứng với mọi môi trường sống và không bị chết.
Chăm Cây thiết mộc lan ra hoa ngày tết sẽ mang đến tài lộc cho gia đình
Khi cây phát triển ổn định trong nhà thì mang cây ra ngoài nắng cả ngày để ức chế thân và rễ cây. Các bạn chú ý đừng làm nắng táp làm khô lá. Cả ngày để ngoài nắng này tuyệt đối không được tưới nước cho cây. Nhớ vào 18:30- 19:30, lấy vài cục đá lạnh đặt vào chậu cây hoa nhưng phải cách gốc 10 – 15cm. Liên tục làm thế trong khoảng 10 – 12 ngày. Sau đó lại tưới nước bình thường như ban đầu. Thời điểm này cây cần nước và bạn có thể tưới vào ban ngày để cây dễ hấp thụ khoáng chất. Đây là cách giúp cây thiết mộc lan ra hoa. Nếu thích cây ra hoa vào ngày Tết thì hãy lưu ý chăm sóc khéo léo từ Tết Dương Lịch.
4. Cây tài lộc
Cây tài lộc nghe cái tên là bạn có thể biết được vận may và sự phát tài mà nó mang đến cho bạn rồi chứ? Để nói về ý nghĩa cây may mắn, có thể kể đến như sự tài lộc, sự sung túc, sự tinh thông, đem lại cát khí tốt cho văn phòng, nhà ở.
Cây tài lộc hay còn gọi là cây may mắn có tên khoa học là Hylocereus. Cây bắt nguồn từ Châu Mỹ, có ở Châu Phi, Ấn Độ, Nhật Bản và vùng Trung Đông.
Cây tài lộc thường được trang trí trên bàn làm việc, bàn khách, hoặc góc trang trí nhỏ. Chiều cao trung bình của cây tài lộc dao động khoảng 15 – 20cm. Cây có lá xanh và nhẵn bóng, thường được trồng trong chậu sứ với đa dạng hình thù, kích thước. Thông thường, bên trên mặt đất chậu cây tài lộc sẽ được phủ bởi một lớp cỏ xanh dày đặc và dưới gốc hay có 3 – 5 quả to bằng ngón tay.
Chăm sóc cây tài lộc rất đơn giản
Vì thuộc giống cây phù hợp cho văn phòng nên cây tài lộc không yêu cầu quá cao về điều kiện nước. Chỉ cần đáp ứng đủ nước cho cây 1 tuần 1 lần là cây đã có thể sinh trưởng tốt. Không nên để cây dưới trời mưa dễ làm úng lớp cỏ và dẫn tới hỏng cây.
Cây tài lộc thường mắc bệnh do nguyên nhân bị tưới nước quá nhiều mà nước không thoát ra được. Đất bị ẩm lâu ngày, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến tình trạng thối cây. Để giải quyết vấn đề này, hãy cắt bỏ phần thối, tiến hành phơi đất hoặc thay đất mới cho cây.
5. Cây lưỡi hổ
Theo quan niệm phong thuỷ cây cảnh, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ, chống lại những điều xui xẻo, bùa chú. Lá lưỡi hổ thường mọc thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên.
Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, lưỡi hổ giống như một con dao sắc giúp bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa.
Cây lưỡi hổ là một trong số loài cây khỏe mạnh có sức sống bền bỉ nhất. Đây là loại cây cảnh có thể chịu nóng, chịu khô hạn tốt, cũng như có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng trong thời gian dài
Tác dụng đặc biệt giúp hút độc tố của cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ là loài cây được Nasa chứng minh có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch: có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Đặc biệt, nó có thể hấp thu cả các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide.
Cây lưỡi hổ thuộc loài cây cảnh dễ chăm sóc nhất vì nó chịu hạn rất tốt, có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, không gian hẹp. Tuy vậy, nếu bạn để ý đến điều kiện nước, ánh sáng, phân bón thì cây sẽ phát triển tốt, nhanh và xanh màu hơn.
Trên đây là 5 loại cây cảnh phong thuỷ chúng tôi muốn chia sẽ đến các bạn. Để có một môi trường sống và làm việc tốt bạn nên trồng các loại cây cảnh này trong nhà. Tuỳ vào mong muốn của mình mà chọn cây có ý nghĩa phong thuỷ phù hợp nhé.